Không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến lĩnh vực này tại Việt Nam. Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ khách sạn là một ngành có điều kiện, được ràng buộc bởi rất nhiều quy định của pháp luật. Vậy, làm thế nào để các nhà đầu tư an tâm trước khi tiến hành kinh doanh dịch vụ này? Bài viết dưới đây của KenDesign sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các điều kiện cũng như các thủ tục và giấy phép khi tiến hành kinh doanh khách sạn. Hãy cùng đón đọc nhé.
Để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh khách sạn, trước hết, đơn vị kinh doanh khách sạn đó cần đạt được những điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú
- Đáp ứng tiêu chuẩn về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, bao gồm:
- Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Điều kiện về người chịu trách nhiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh:
Đối với người Việt Nam không được thuộc các trường hợp: đã bị khởi tố hình sự, có tiền án chưa được xóa án tích, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, bị cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự,…
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài, không thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
- Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
- Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm:
+ Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh khách sạn (đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khách sạn) hoặc giấy phép đầu tư (nếu là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).
+ Bản kê khai cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng
+ Bản kê khai danh sách các cán bộ, công nhân viên của cơ sở
+ Giấy chứng nhận sức khỏe của các cán bộ, các công nhân viên do y tế cấp
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng nơi đặt trụ sở kinh doanh
Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin cấp phép
+ Phương án Phòng cháy chữa cháy
+ Sơ đồ khách sạn
+ Sơ đồ thoát hiểm
+ Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ,…
Thời gian thực hiện : 15 ngày có giấy phép Phòng cháy chữa cháy
Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng
Cơ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy sẽ thường xuyên kiểm tra khách sạn để đảm bảo luôn duy trì mọi điều kiện tốt nhất về phòng cháy chữa cháy
- Thời gian thực hiện: 7 – 10 ngày cấp giấy chứng nhận
- Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.
- Thời gian thực hiện 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm
- Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)
- Doanh nghiệp phải tổ chức các khóa đào tạo, kiểm tra sức khỏe cho nhân viên
- Thời hạn của giấy chứng nhận là 3 năm
- Thời gian thực hiện: 15 – 20 cấp giấy chứng nhận
- Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên môi trường địa phương
- Với các dịch vụ đặc thù khác thuộc kinh doanh có điều kiện như Karaoke, Spa, vui chơi có thưởng, kinh doanh rượu mạnh,… doanh nghiệp phải hoàn thiện các thủ tục iên quan khác.
Sau khi có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, doanh nghiệp cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú
- Sơ đồ phòng khách sạn
- Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn
- Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên
- Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn
- Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y)
- GIấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y)
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y)
- Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của pháp luật hiện hành
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xếp hạng sao khách sạn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
* Lưu ý: Thời gian băt đầu nộp hồ sơ xếp hạng tiêu chuẩn sao khách sạn khi có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn là sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày có giấy chứng nhận
- Cơ quan cấp: Sở du lịch tỉnh, thành phố với khách sạn 2 sao trở xuống. Tổng cục du lịch cấp hạng sao từ 3 sao trở lên
*Chú ý: để tránh bị phạt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn sao của khách sạn phải để trang trọng, nơi dễ nhìn thấy tại sảnh hoặc quầy lễ tân, biển đồng hạng sao phải được gắn tại mặt tiền khách sạn.
Trên đây là tổng hợp của KenDesign về những thủ tục và giấy phép cần có trong kinh doanh khách sạn, mong rằng sẽ đem lại những thông tin có ích đến cho các bạn đọc. Ngoài ra, để việc chuẩn bị các thủ tục kinh doanh hiệu quả đầy đủ nhất, bạn cần phải tìm kiếm và hợp tác với một đơn vị có uy tín và chuyên môn lâu năm trong vấn đề này.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công các dự án, công trình chung cư,, nhà ở khách sạn, KenDesign đã trở thành đơn vị đồng hành với nhiều thương hiệu uy tín lớn trong ngành dịch vụ lưu trú trên thị trường. Với đội ngũ kiến trúc sư và tư vấn viên giàu kinh nghiệm, KenDesign tự tin sẽ đem đến cho bạn những ý tưởng thiết kế và phương án kinh doanh nhà hàng hiệu quả nhất. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí nhanh chóng và đón nhận những chương trình ưu đãi, giảm giá vô cùng hấp dẫn trong thời gian tới đây. KenDesign sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi công trình.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn nào cho một thiết kế khách sạn hòa hảo?